Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Tháng mười hai 1, 2021 - Danh mục: Thông tư nghị định,Tin tức

Trong những hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp thì không thể thiếu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, là căn cứ giúp người sử dụng lao động (doanh nghiệp) kiểm soát những yếu tố nguy hại trong môi trường làm việc, lên kế hoạch quan trắc môi trường lao động, thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của người lao động và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

Các yếu tố có hại trong môi trường lao động gồm những gì?

Các yếu tố có hại môi trường lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường), bụi, hóa học, vi sinh vật gây bệnh, tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi, và các yếu tố khác trong môi trường lao động.

Căn cứ pháp lý lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

  • Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
  • Căn cứ Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
  • Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
  • Căn cứ Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ y tế
  • Nghị định 28/2020/ NĐ-CP.

Tần suất lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

  Vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường

Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT: Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động (Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; Quan trắc môi trường lao động; …), quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

Mục I Phụ lục I Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm được cập nhật và bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.

Khi nào phải cập nhật hồ sơ vệ sinh môi trường lao động?

Khoản 4, điều 35 nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định: Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong hồ sơ vệ sinh môi trường lao động trong trường hợp sau đây:

a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định: Điều 20. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, Phạt hành chính đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

  Sương mù dày đặc, Hà Nội đang bước vào chu kỳ ô nhiễm không khí

Quy trình thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

  • Khảo sát tình hình hoạt động,
  • Quy mô sản xuất và quy trình công nghệ, dịch vụ
  • Tình trạng môi trường tại cơ sở, công trình thiết bị xử lý chất thải .
  • Vệ sinh môi trường xung quanh (Hệ thống nước thải, Tỷ lệ đất để trồng cây xanh…)
  • Các công trình phúc lợi cho người lao động
  • Xác định các yếu tố có hại trong môi trường lao động trong từng phân xưởng, khu vực, bộ phận và biện pháp khắc phục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Thống kê lượng lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
  • Xác định, đưa ra biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Thống kê máy móc, trang thiết bị bảo đảm vệ sinh lao động
  • Cập nhật và bổ sung Kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm vào Hồ sơ vệ sinh lao động

Biểu mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Mục I Phụ lục I Nghị định 39/2016/NĐ-CP– Nghị định quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.