Thiết kế nơi làm việc phù hợp với lao động đứng

Tháng mười hai 1, 2021 - Danh mục: Tin tức

Một số ảnh hưởng của làm việc với tư thế đứng tới sức khoẻ như: gây rối loạn cơ xương khớp, viêm tĩnh mạch, thậm chí gây ra các bệnh về tim. Tư thế lao động không phù hợp không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Chính vì vậy cải thiện việc thiết kế nơi làm việc cho lao động đứng cần được quan tâm chú trọng nhằm giúp giảm thiểu, phòng tránh ảnh hưởng do lao động đứng gây ra.

Thiết kế công việc với tư thế lao động đứng- nguyên tắc cơ bản:

  • Thay đổi các tư thế làm việc thường xuyên và các tư thế chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
  • Tránh cúi, kéo căng và vặn người.
  • Nhịp độ công việc phù hợp.
  • Chế độ ca kíp phù hợp, nghỉ giải lao thư giãn giữa ca; hoặc tập thể dục cũng có thể phát huy tác dụng.
  • Đưa ra các hướng dẫn công việc cụ thể và chính xác và sử dụng các giờ nghỉ giải lao hợp lý.
  • Cho phép người lao động có một khoảng thời gian điều chỉnh khi họ quay lại làm việc sau kỳ nghỉ hoặc sau thời gian nghỉ ốm, nghỉ sinh để họ có thể dần quay lại với nhịp điệu làm việc bình thường.
Các chiều cao làm việc phù hợp với các nhiệm vụ
Các chiều cao làm việc phù hợp với các nhiệm vụ

Việc thiết kế nơi làm việc phù hợp kết hợp công việc được thiết kế phù hợp sẽ giúp người lao động làm việc ở tư thế cân bằng mà không cần kéo căng cơ thể một cách không cần thiết. Mặc dù kết quả thực hiện nhiệm vụ thực tế phụ thuộc vào người lao động (bao gồm cách người lao động đứng, chuyển động hoặc nâng nhấc), nhưng cách thực hành công việc có thể làm cho công việc trở nên an toàn hơn hoặc ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn. Việc đào tạo và huấn luyện giúp người lao động làm việc an toàn hơn.

Điều quan trọng là họ được thông báo, hiểu biết về các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tại nơi làm việc. Thực tế đây là yêu cầu mang tính pháp lý.

Người lao động cần hiểu các chuyển động và tư thế lao động nào của cơ thể trong quá trình làm việc làm tăng sự không thoải mái và các điều kiện gây ra một chút gì đó không thoái mái cũng có thể dẫn đến tổn thương mãn tính kéo dài. Việc tổ chức huấn luyện và tuyên truyền cho người lao động cần bao gồm cả thông tin về việc làm thế nào để điều chỉnh được cách sắp xếp bố trí tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

  Quan trắc môi trường lao động ngành may mặc

Người lao động cần nhận thức được những khoảng thời gian nghỉ giải lao là nhân tố quan trọng trong công việc. Giờ nghỉ giải lao cần được sử dụng để thư giãn khi các cơ quá mệt mỏi, để đi lại khi cơ bị cứng, hoặc khi công việc hạn chế sự thay đổi tư thế hoặc vị trí của người lao động v.v… Người lao động cũng cần được khuyến khích báo cáo về những gì khiến họ chưa thoải mái trong quá trình thực hiện công việc. Điều này giúp điều chỉnh lại các điều kiện làm việc.

Người lao động làm gì để giảm bớt sự không thoải mái khi làm việc ở tư thế đứng?

  • Điều chỉnh chiều cao làm việc tùy theo kích thước cơ thể, sử dụng chiều cao khuỷu tay như một quy ước.
  • Tổ chức công việc để các thao tác làm việc thông thường được thực hiện trong tầm với.
Các vùng thao tác làm việc
Các vùng thao tác làm việc
  • Luôn đối diện với đối tượng làm việc.
  • Giữ cơ thể gần với công việc.
  • Điều chỉnh nơi làm việc để có đủ khoảng trống thay đổi tư thế làm việc.
  • Sử dụng thanh tì chân hoặc chỗ để chân di động để chuyển trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân kia.
  • Sử dụng một chỗ ngồi bất cứ khi nào có thể trong khi đang làm việc, hoặc tối thiểu khi tiến độ công việc cho phép nghỉ ngơi.

Người lao động cần tránh điều gì khi đang làm việc ở tư thế đứng?

  • ránh với ra phía sau đường vai.
  • Tránh với quá điểm thoải mái.
  • Tránh với phía trên đường vai.

Những điều nên và không nên làm liên quan đến giầy dép?

  • Bàn chân của bạn chỉ có thể thoải mái khi:
  • Đi loại giầy dép không làm thay đổi hình dạng của bàn chân.
Minh hoạ loại giầy phù hợp cho lao động đứng
Minh hoạ loại giầy phù hợp cho lao động đứng
  • Chọn loại giầy ôm chắc chắn vào gót chân. Nếu phía sau của chiếc giầy quá rộng hoặc quá mềm, thì chiếc giầy sẽ bị trượt, gây mất cân bằng và đau nhức chân.
  • Đi loại giầy có thể thoải mái cử động ngón chân cái. Hiện tượng đau và mỏi sẽ xảy ra nếu giầy quá hẹp hoặc quá nông.
  • Bảo đảm chọn loại giầy có hỗ trợ uốn vòng cung, vì nếu không có thể gây ra bẹt bàn chân.
  • Đi giầy buộc dây.
  • Buộc chặt dây trên mu bàn chân. Bàn chân được bảo vệ khỏi trượt bên trong giầy.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ đi giầy nếu bị yếu phần xương phía trên bàn chân.
  • Sử dụng đế trong có đệm chống sốc khi làm việc trên mặt sàn kim loại hoặc xi-măng.
  • Chọn loại giầy dép tùy theo nguy cơ tại nơi làm việc.
  • Chọn giầy dép an toàn, nếu được yêu cầu, có chứng nhận của CSA và được xếp loại nguy cơ phù hợp. Tìm hiểu tài liệu giải thích về ATVSLĐ liên quan đến giày dép an toàn để biết rõ thông tin.
  • Chọn lựa giầy dép có tính đến sự vừa vặn và thoải mái của cá nhân. Thử giầy và đi lại một lúc trước khi mua.
  • Không đi giầy đế bằng. Gót cao một chút có thể làm giảm căng lên dây chằng và cho phép đi lại và đứng dễ dàng hơn.
  • Không đi giày có gót cao. Có rất nhiều khuyến nghị, nhưng thường thì phần gót cần có đế lớn và thấp hơn từ 4 đến 6 cm (1.6 đến 2.4 inches). Thường khi đứng, gót giầy cần không cao quá từ 2 đến 2.5 cm (khoảng 1 inch).
  Quan trắc nước thải định kỳ

Khuyến nghị về sàn nhà xưởng tại nơi làm việc là gì?

  • Giữ cho khu vực làm việc sạch sẽ.
  • Tránh đứng trên sàn xi măng hoặc sàn kim loại. Đối với công việc làm ở tư thế đứng thì nên thực hiện trên sàn gỗ hoặc sàn phủ cao su.
  • Đảm bảo sàn nhà xưởng không dốc và không trơn trượt.
  • Sàn nhà xưởng bằng xi măng hoặc kim loại thì cần trải thảm. Các cạnh nghiêng trên thảm giúp tránh vấp.
  • Không sử dụng thảm mút cao su. Quá êm có thể gây ra mệt mỏi và tăng nguy cơ vấp ngã.