Quan trắc môi trường lao động ngành may mặc

Tháng mười hai 1, 2021 - Danh mục: Tin tức

Ở nước ta ngành công nghiệp may đã và đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, là nhóm ngành có số lượng lao động cao nhất khoảng 2,5 triệu người, chiếm hơn 20% lao động trong lĩnh vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại điều kiện lao động của công nhân ngành công nghiệp này tại vẫn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ gây bất lợi đối với sức khỏe như vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc và tư thế lao động Ecgonomi, ít thực hiện quan trắc môi trường lao động ngành may mặc.

Môi trường lao động và sức khỏe công nhân ngành may mang những đặc thù riêng so với các ngành công nghiệp khác. Với 80-90% lực lượng sản xuất là nữ, thời gian làm việc trung bình thường trên 8giờ/ngày, có khi tăng ca tới 10-12 giờ/ngày. Môi trường lao động của ngành may thường bị ô nhiễm do bụi, ồn, kết hợp với vi khí hậu bất lợi … Nếu phơi nhiễm lâu ngày, người lao động dễ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp, đặc biệt là các bệnh hô hấp, điếc …

Để quản lý được môi trường làm việc của người lao động, phát hiện sớm những yếu tố có hại, cải thiện điều kiện làm việc hoặc trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp, đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động thì các doanh nghiệp ngành may mặc cần thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ.

Bài viết hôm nay Công Ty CP DV Công Nghệ Sài Gòn sẽ gửi đến Quý doanh nghiệp ngành may những nội dung chính cần biết để thực hiện đúng, đủ yêu cầu của cơ quan chức năng và để bảo vệ sức khỏe người lao động.

Định nghĩa quan trắc môi trường lao động

Căn cứ theo Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015: quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

Quy định hiện hành

Luật số: 84/2015/QH13 – Luật – An Toàn, Vệ Sinh Lao Động. Tại Điều 18: người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi trên cho người lao động thông qua việc:

  • Tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc .
  • Đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động
  • Thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc: Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Tại Khoản 3, Điều 26 vi phạm về quan trắc môi trường lao động quy định: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.

Thông tư 19/2016/TT-BYT – Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động.

  • Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
  1. Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
  2. Quan trắc môi trường lao động;
  3. Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
  4. Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
  5. Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
  6. Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
  7. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
  • Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
  Quan trắc không khí xung quanh - Hoạt động quan trọng trong quy trình Quản lý chất lượng không khí

Các bước doanh nghiệp cần thực hiện

Bước 1: Tìm hiểu thông tin cần thiết

Tham khảo các văn bản pháp luật hiện hành nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được đầy đủ yêu cầu của cơ quan chức năng, nhận diện được các công việc cần làm để phối hợp cùng đơn vị tư vấn triển khai thực hiện. Đối với doanh nghiệp ngày may mặc thì cần tham khảo một số văn bản như sau:

  • Luật An toàn, Vệ sinh Lao động số 84/2015/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015;
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
  • Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động.
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/03/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/10/2018 Sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ lao động – thương binh và xã hội
  • Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y Tế Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
  • Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động: Quyết định số 3733/2002/QÐ – BYT.
  • QCVN 22:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng – mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
  • QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
  • QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
  • QCVN 25:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp – mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.
  • QCVN 27:2016/BYT: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc.
  • QCVN 02:2019/BYT: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc
  • QCVN 03:2019/BYT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.

Bước 2: Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

Mẫu hồ sơ được quy định tại Phụ lục I – mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.

Quy trình lập:

  • Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản xuất và tình trạng môi trường tại cơ sở.
  • Thống kê máy móc, trang thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Thống kê lượng lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
  • Xác định, đưa ra biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Xác định các yếu có có hại tại từng khu vực, đây là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động. Các yếu tố có hại được quy định tại Phụ lục I – Mục II. Danh Mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
  • Đối với ngành may mặc doanh nghiệp có thể tham khảo một số các yếu tố có hại như:
  Quan trắc nước thải định kỳ

Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió: hầu hết các khu vực có người lao động

Ánh sáng: hầu hết các khu vực có người lao động nhất là các khu vực cắt, may…

Tiếng ồn: Khu vưc dập khuy, thùa khuyết, cắt…

Bụi: Khu vực cắt, đóng gói…

Bụi bông: Khu vực chần bông, dệt…

Nồng độ khí CO2: Khu vực may, ủi, ép keo…

Hơi khí độc khác: khu vực ép keo, nhuộm, giặt, tẩy…

Tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi: Bàn máy may và ghế ngồi, qui trình thao tác, cử động và nhịp độ lao động, Cường độ lao động và độ tập trung quan sát, tư thế lao động của công nhân may…

Tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi: Bàn máy may và ghế ngồi, qui trình thao tác, cử động và nhịp độ lao động, Cường độ lao động và độ tập trung quan sát, tư thế lao động của công nhân may…

  • Lưu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tại cơ sở.

Tuy nhiên nếu Doanh nghiệp chưa có bộ phận môi trường/an toàn để thực hiện thì bạn hãy liên hệ ngay với THP TECH để được tư vấn, chúng tôi có kinh nghiệm chuyên môn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động để đảm bảo tính chính xác và đúng quy định.

Bước 3: Lựa chọn và phối hợp thực hiện cùng đơn vị quan trắc môi trường lao động

Đơn vị được phép thực hiện quan trắc môi trường lao động là đơn vị đã được Cục Quản lý Môi trường Y tế – Bộ Y tế hoặc Sở Y Tế Tỉnh công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018.

Doanh nghiệp và đơn vị quan trắc cần phối hợp triển khai quan trắc môi trường lao động. Trong quá trình quan trắc đơn vị quan trắc có thể tư vấn thêm cho doanh nghiệp những yếu tố, vị trí cần quan trắc hay không cần quan trắc. Nếu có thay đổi doanh nghiệp cần cập nhật vào hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và làm cơ sở quan trắc cho năm tiếp theo.

Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động được lập theo mẫu 04 phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và được lập thành 2 bản: 1 bản do doanh nghiệp giữ và 1 bản lưu lại tại đơn vị thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Trước ngày 31/12 hằng năm doanh nghiệp gửi báo cáo tình hình thực hiện quan trắc môi trường lao động về Sở Y Tế địa phương.

Bước 4: Khắc phục và duy trì

Sau khi tiến hành quan trắc doanh nghiệp sẽ nắm bắt được trong môi trường lao động của Công ty mình có những yếu tố nào đạt và chưa đạt so với Quy chuẩn Việt Nam hiện hành, từ đó phát huy những điểm tốt đã có cũng như khắc phục những chỉ số chưa đạt để bảo đảm cho nhân viên một môi trường lao động tốt nhất.

Đối với doanh nghiệp có các chỉ số quan trắc chưa đạt và có nhóm công nhân thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội thì doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013.

Ngoài ra trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động tại các vị trí cần thiết, giám sát chặt chẽ việc sử dụng bảo  hộ lao động.
  • Duy trì công tác khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp có liên quan.
  • Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo Thông tư 14/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế và khám phát hiện, quản lý bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 28 ngày 30/06/2016 và Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế.
  • Tập huấn vệ sinh lao động, sơ cấp cứu và phòng chống bệnh nghề nghiệp; Quan trắc môi trường lao động định kỳ theo Bộ luật lao động Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012, Luật An toàn, Vệ sinh Lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015; Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016.
  • Và các phương án khác tùy theo mỗi doanh nghiệp.