Tác hại của bụi trong môi trường lao động

Tháng mười hai 1, 2021 - Danh mục: Quan Trắc Khí Thải,Quan Trắc Ô Nhiễm Mùi,Tin tức

Bụi trong môi trường lao động là tập hợp những hạt có kích thước nhỏ tồn tại lâu trong không khí phát sinh do quá trình hoạt động sản xuất của máy móc và con người như các công đoạn nghiền, cắt, trộn, đập… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân lao động cũng như dân cư xung quanh.

Bụi trong môi trường lao động bao gồm:

  • Bụi toàn phần: Là bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 micromet.
  • Bụi hô hấp: Là bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 5 micromet.
  • Bụi lắng: Là bụi lắng đọng xuống các bề mặt như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
  • Bụi silic: Là bụi có chứa silic tự do (lớn hơn hoặc bằng 1%), phát sinh do các hoạt động lao động, sản xuất trong môi trường lao động.
  • Bụi không chứa silic: Là bụi mà trong thành phần không có silic tự do hoặc có chứa silic tự do dưới 1%, bao gồm các nhóm bụi sau:

Nhóm 1: Talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, cao lanh, than hoạt tính.

Nhóm 2: Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, xi măng portland.

Nhóm 3: Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, ngũ cốc, gỗ.

Nhóm 4: Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác.

  • Bụi than: Là bụi phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển và sử dụng than, có hàm lượng silic tự do nhỏ hơn hoặc bằng 5%.
  • Bụi bông: Là bụi xuất hiện trong không khí trong quá trình thao tác, chế biến bông, đay, lanh, gai. Bụi bông là hỗn hợp nhiều chất như sợi bông, đay, lanh, gai, vi khuẩn, nấm, đất, hóa chất bảo vệ thực vật, các sợi thực vật không phải bông và các chất ô nhiễm khác tích lũy với bông trong quá trình phát triển, thu hoạch hay trong các giai đoạn chế biến hoặc bảo quản.
  Quan trắc nước ngầm và quy trình quan trắc nước ngầm

Tác hại của bụi trong môi trường lao động

Tác hại đối với máy móc, nhà xưởng: Bám vào máy móc thiết bị dẫn đến sự ăn mòn thiết bị; Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát; Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm cháy động cơ điện.

Tác hại đối với người lao động:

  • Đối với bộ máy hô hấp: Bụi có trong không khí nên tác hại lên đường hô hấp là chủ yếu gây ra viêm mũi, viêm khí phế quản. Bụi có thể vào phế nang gây ra bệnh bụi phổi. Tùy theo nguồn gốc các loại bụi mà gây ra các bệnh như viêm mũi, họng, khí phế quản.

Bụi vô cơ rắn, sắc nhọn gây phì đại  niêm mạc mũi, về sau gây thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi, dẫn tới phát sinh bệnh phổi.

Bụi hữu cơ (bông, sợi, gai, lanh…) gây viêm phù thũng, bụi cao lanh về lâu dài gây viêm loét lòng khí phế quản.

  • Đối với da:

Bụi chứa asen và hợp chất asen hay bụi mang tính phóng xạ gây ung thư da.

Bụi ximăng, đất xét, cao lanh gây bít lỗ chân lông, khô da, ghẻ, hắc lào…

Bụi crôm, bụi vôi, bụi thiếc, bụi than… gây kích thích da, viêm da, chàm da…

  • Đối với mắt: gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc làm giảm thị lực.

Bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây bệnh mắt hột.

  Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động thì bị xử lý như thế nào?

Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc, làm giảm thị lực của mắt.

Bụi vôi khi bắn vào mắt gây bỏng mắt.

Bụi kiềm, acid gây bỏng giác mạc…

  • Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, tắc ống tai.
  • Đối với toàn thân: nếu bị nhiễm các loại bụi độc như hoá chất, chì, thuỷ ngân, thạch tín…khi vào cơ thể, bụi được hoà tan vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.

Một vài dạng bụi gây ra bệnh cụ thể:

  • Bụi silic vào phổi gây bệnh bụi phổi silic. Thường gặp ở thợ mỏ, khoan đá, thợ làm sạch bằng cát, đánh bóng, mài nhẵn, làm gốm sứ… Hạt bụi kích cỡ 3mm, dạng SiO2 tự do và dạng ở nhiệt độ cao.
  • Bụi amiăng lọt vào phổi gây bệnh bụi phổi amiăng. Bụi này gây xơ hóa phổi rất nguy hiểm, không chữa khỏi và có nguy cơ gây ung thư phổi.
  • Bụi bông, len, gai, đay… gây bệnh bụi phổi bông.
  • Bụi ngũ cốc, bụi chè, bụi thuốc lá, bụi gỗ, niken, crom… gây viêm mũi dị ưng, viêm mũi và bệnh hen phế quản nghề nghiệp.
  • Bụi asen, hợp chất asen, crom, carbua hydro thơm đa vòng, bụi phóng xạ gây ung thư phổi, ung thư thanh quản, phế quản…
  • Bụi cadmi, clorua kẽm, hợp chất crom, măng gan… có tính chất kích thích gây viêm phế quản, khí quản, viêm phổi và phù phổi…
  • Bụi acid cromic làm thủng vách ngăn mũi, viêm họng mãn, viêm đường hô hấp trên.
  • Ngoài ra bụi còn mang theo vi khuẩn gây bệnh chui vào đường hô hấp gây viêm đường hô hấp trên, và gây bệnh truyền nhiễm.