Cho tới nay, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn xem nhẹ công tác quan trắc môi trường lao động nói riêng và vệ sinh lao động nói chung, cũng như quan trắc môi trường lao động trong ngành gỗ. Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ còn chưa biết quy định: Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Môi trường lao động luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm có hại, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm sinh lý người lao động, nặng hơn có thể mắc các bệnh nghề nghiệp tùy theo thời gian tiếp xúc và mức độ ô nhiễm tại nơi làm việc.
Hiện Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của châu Á. Ngành Chế biến gỗ được định hướng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đi kèm với đó là những yêu cầu, tiêu chuẩn về điều kiện môi trường lao động mà doanh nghiệp chế biến gỗ cần đáp ứng để có thể giao thương xất khẩu.
Điều kiện môi trường lao động là tổng hợp các yếu tố của MTLĐ (như yếu tố vật lý, sinh học, hóa học, VKH, ồn, rung…) và các yếu tố liên quan đến quá trình lao động (như mức nặng nhọc, mức căng thẳng/cường độ của công việc). Đánh giá ĐKMTLĐ là cơ sở khoa học giúp các cơ sở sản xuất biết được cần phải đầu tư vào đâu và đầu tư các giải pháp kiểm soát nào để cải thiện tối đa ĐKLĐ tại cơ sở mình. Đồng thời, việc đánh giá, phân loại ĐKLĐ cũng giúp các cơ sở/ngành đưa ra các chế độ, chính sách đối với người lao động tại cơ sở/ngành mình phù hợp với chính sách chung của Nhà nước.
Các yếu tố của môi trường lao động ảnh hưởng đến người lao động:
- Vi khí hậu bất lợi: Vi khí hậu nóng sẽ khiến cho cơ thể của con người bắt đầu chảy mồ hôi, cơ thể dần bị mất nước đồng thời mất cân bằng điện giải bởi các khoáng chất như I, Ca, Na, K và vitamin như PP, B, C bên trong cơ thể bị mất đi. Nhiệt độ cao còn khiến gây ra các bệnh lý thường gặp như chứng co giật với những triệu chứng như đau thắt cơ ngực, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… và chứng say nóng. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến tình trạng bị choáng nhiệt.
- Độ ồn: các máy móc chế biễn gỗ sản sinh ra tiếng ồn khá lớn, hầu như ở tất cả các công đoạn sản xuất xẻ, cắt, cưa, bào, chà nhám. Nếu tiếp xúc với cường độ ồn lớn trong thời gian ngắn có thể dẫn đến giảm thính lực tạm thời, tuy nhiên nếu trong thời gian dài có thể dẫn tới tổn hại thính lực vĩnh viễn
- Độ rung: một số vị trí làm việc cần thao tác trực tiếp với máy móc chế biến gỗ, hoặc sàn thao tác không thiết kế giảm sóc gây ảnh hưởng cơ xương khớp, làm việc trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh nghề nghiệp do rung.
- Bụi gỗ: việc vận hành máy móc trong xưởng thường tạo ra rất nhiều bụi gỗ. Nó là một trong những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng quan trọng tới môi trường và đời sống, sức khỏe người lao động. Tại các công ty gia công kỹ thuật như chà xát và đánh bóng thì lượng bụi không lớn nhưng kích thước hạt phát ra thì lại rất nhỏ, nằm trong khoảng tầm 2-20 mm, dễ bay và phát tán trong không khí. Bụi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động tiếp xúc tại nhà máy, và phát tán môi trường xung quanh. Bụi gỗ có thể là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản, bệnh viêm da, ung thư.
- Hơi khí độc: các hơi khí độc, dung môi liên quan đến quá trình xử lý chống mối mọt, ghép keo, phun sơn, PU gây các bệnh lý về viêm phế quản, hen, một số bệnh đặc thù theo loại hơi khí độc đã tiếp xúc, ung thư.
- Tâm sinh lý- ergonomy: thao tác năng nhấc di chuyển vật, tư thế làm việc, đơn điệu trong quy trình sản xuất… gây ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp ở người công nhân như các tổn thương hệ cơ xương (rối loạn cơ xương) đặc biệt vùng thắt lưng, tổn thương chi trên… mệt mỏi, căng thẳng thần kinh tâm lý, rối loạn chức năng cơ thể.
Chính vì vậy, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, kịp thời có biện pháp kiểm soát phòng tránh tai nạn và các bệnh nghề nghiệp là một điều hết sức cần thiết
Nếu môi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hòa thì sức khỏe người lao động được duy trì ở trạng thái tốt nhất góp phần tăng năng suất lao động, kích thích sản xuất. Ngược lại, điều kiện lao động không phù hơp sẽ làm suy giảm sức khỏe của người lao động, gây ra những chấn thương, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, dẫn đến tăng chi phí lao động, tăng sản phẩm hư hại, giảm năng suất lao động, tuổi thọ gắn bó làm việc của người lao động suy giảm.