Kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ

Tháng mười hai 1, 2021 - Danh mục: Tin tức

Căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 – sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, đối tượng thực hiện quan trắc môi trường định kỳ phải phải xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ hằng năm, gửi sở tài nguyên môi trường trước 31/12 của năm trước để theo dõi, giám sát, trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ thì đồng thời gửi kế hoạch cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc lập kế hoạch căn cứ vào các nội dung như sau:
– Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ trong báo cáo
– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc các hồ sơ tương đương
– Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, cơ sở, khu công nghiệp tại giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoạc các văn bản xác nhận điều chỉnh khác có liên quan
– Các loại chất thải phát sinh theo từng nguồn, điểm xả thải, thành phần môi trường phải quan trắc tần số và thông số quan trắc môi trường định kỳ
Trách nhiệm của tổ chức cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ
– Lập kế hoạch theo quy định và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác nêu trong kế hoạch của mình
– Đề xuất đơn vị đủ chức năng theo quy định của pháp luật thực hiện quan trắc môi trường định kỳ
– Sử dụng kết quả quan trắc nước thải công nghiệp để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định
– Sử dụng kết quả quan trắc môi trường định kỳ để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm và các mục đích khác theo quy định của pháp luật

  Sương mù dày đặc, Hà Nội đang bước vào chu kỳ ô nhiễm không khí